Làm thế nào để tân du học sinh bớt sốc trong những ngày đầu ngồi dưới bục giảng

Du học tại 1 quốc gia xa lạ chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là vấn đề ngôn ngữ. Trở ngại ngôn ngữ có thể không quá lớn khi chúng ta giao tiếp với bạn bè, người quen, thậm chí là thầy cô. Vì body language cũng là 1 cách để giao tiếp mà. 

Nhưng ngồi dưới bục giảng lại là chuyện khác nha. Bạn có thể mang máng về body language của thầy cô, nhưng không thể "mang máng" về bài giảng được. Ví như 1 bác sĩ mà lại "mang máng" về căn bệnh của bệnh nhân hoặc "không chắc lắm về đơn thuốc mình đang kê thì tình trạng người bệnh sẽ tệ đến mức nào :D.

Vậy làm thế nào để nghe giảng? Đừng nghĩ tiếng anh tại Việt Nam của bạn tốt thì bạn sẽ không gặp vấn đề này nhé. Thực tế thì khá nhiều học sinh bên mình gặp phải tình trạng này. Trong đó có những bạn IELTS 8.0 khi ở Việt Nam và khá tự tin khi giao tiếp đấy ạ. 

1. Luyện nghe giọng địa phương

Đầu tiên là sự khác biệt của giọng Anh - Anh và giọng Anh - Mỹ. Nếu bạn học giọng Anh - Mỹ mà lại du học Anh thì xin... chia buồn với bạn. Bạn sẽ không hiểu có đúng mình đang ở nơi bắt nguồn của tiếng Anh không mà tại sao không thể nghe ra người ta nói gì. 

Thậm chí, bạn học giọng Anh - Mỹ thì cũng chưa chắc đã như cá gặp nước khi ở xứ sở quả táo cắn dở nha. Bởi cũng giống như cùng là người Việt nhưng giọng người miền Bắc lại khác với người miền Trung, miền Nam. Ngay ở miền Bắc thì giọng người Hà Nội cũng khác Hà Tây, Nam Định, Thái Bình. Không chỉ giọng nói, còn có những từ địa phương mà chỉ người địa phương hoặc người am hiểu mới có thể biết được. Vậy thì 1 đất nước có hơn 50 bang như nước Mỹ, bạn nghĩ mình có thể bắt gặp bao nhiêu "ngôn ngữ địa phương".

Chưa kể, bạn có khi còn há hốc mồm với giọng Anh - Trung, Anh - Ấn... Lúc đó có khi đầu bạn còn đầy dấu chấm hỏi: Liệu bạn có thực sự đang nghe tiếng anh không á. 

Bạn đâu thể bắt tất cả mọi người thay đổi giọng họ được, nên là bạn buộc phải làm quen với đủ loại âm điệu này thôi. Còn luyện nghe thế nào à?

- Luyện nghe qua các bộ phim

- Luyện nghe qua các kênh báo, đài có ngữ âm tiếng địa phương nơi bạn du học

- Cố gắng bắt chuyện thật nhiều với bạn bè quốc tế, với chủ nhà nơi bạn ở, giảng viên, thầy / cô giáo giảng dạy và hỗ trợ trong trường


2. Ngồi gần bục giảng

Ngồi gần bục giảng giúp bạn dễ tập trung hơn và bắt kịp bài giảng hơn. Với thực ra ngồi gần thì cũng nghe rõ ràng hơn nữa nhỉ?

3. Hỏi, hỏi và hỏi

Hỏi ai à? Đương nhiên là giáo viên của bạn rồi. Thực ra tân sinh viên nào cũng như nhau thôi. Cho nên bạn đừng ngại ngần hay "giấu dốt". Đặc biệt, môi trường giáo dục nước ngoài rất khuyến khích học sinh hỏi/đáp với giáo viên. Hầu hết các thầy cô đều khá nhiệt tình giải đáp cho sinh viên, kể cả ngoài giờ học. Thậm chí nhiều trường còn tạo điều kiện cho học sinh đến văn phòng giáo viên hỏi thông tin về bài học để tránh ảnh hưởng đến giờ giảng trong lớp. 

Dĩ nhiên, bạn nên lựa chọn kĩ câu hỏi trước khi gặp giáo viên của mình và cũng đừng nên hỏi những vấn đề "hơi thiếu muối" nhé. 

Thứ 2 là hỏi bạn bè. Lớp học nào cũng có những học sinh giỏi và không quá giỏi :D. Cố gắng làm quen với các bạn giỏi để có cơ hội trao đổi bài. Bạn sẽ thậm chí có thể bắt chuyện để lập team làm bài luận nhóm sau này đấy.

Ngoài ra, các trường, đặc biệt là trường phổ thông còn có các nhân viên hỗ trợ vấn đề học tập làm việc trong trường, trong các khu kí túc xá, hoặc chủ nhà host nơi bạn ở. Đối với các "thầy/cô" này thì bạn có thể thoải mái chia sẻ rất nhiều vấn đề trong học tập, thậm chí là còn được tư vấn tâm lý nữa nhé.

4. Luyện kĩ năng "take note" 

Ghi chú là kĩ năng cực kì quan trọng trong học tập và công việc sau này. Bạn không thể viết lại mỗi câu mỗi từ mà giáo viên nói trên lớp được. Nên là đương nhiên bạn chỉ có thể "take note" những ý quan trọng. 

Làm thế nào để ghi lại ý chính: 

- Không nên cố gắng ghi chép tất cả những gì giáo viên nói, bạn cần lắng nghe bài giảng và ghi chú những ý chính, những từ mà giảng viên nhấn mạnh hoặc nhắc đi nhắc lại.

- Note nên được chia theo các đoạn để hình dung bài giảng 1 cách có hệ thống

- Khi gặp 1 từ, 1 đoạn không chắc chắn thì hãy cố hình dung từ đó và ghi chúng lại. Sau đó xem lại sách giáo khoa và tìm từ đúng ngữ cảnh của đoạn đó, khả năng cao là bạn sẽ tìm ra được từ cần tìm và còn làm tăng khả năng ghi nhớ của bạn.

- Để tránh sót ý, bạn cũng có thể dùng các phần mềm / máy ghi âm để ghi lại bài giảng

Nhận xét