Các chia sẻ của du học sinh mình tham khảo và tổng hợp từ nguồn
Hội sinh viên Việt Nam tại Hà Lan nha.
1. BUSINESS
Một trong những câu hỏi được các bạn đặt ra nhiều nhất là về việc chọn theo học hệ Research hoặc Applied science cho hầu hết các ngành. Business cũng không ngoại lệ.
“Tiền nhiều để làm gì?”- Việc học Business hay cụ thể là Economics có phải là học xoay quanh chủ đề về đồng tiền và tính áp dụng thực tế của nó hay không?
- “Với mình, Economics là ngành học để hiểu con người, bạn sẽ có hơi ít cơ hội được trải nghiệm những cơ hội việc làm thực tế, nhưng mà thay vào đó bạn sẽ hiểu hơn tại sao con người và xã hội lại hoạt động như thế, và cụ thể nhất là cơ chế của những đồng tiền. Từ môn Economics mà thực sự mình cũng khôn ngoan hơn với đồng tiền của mình rất nhiều và quý trọng hơn điều đó. Tuy nhiên, mình cho rằng sẽ còn rất nhiều thứ bạn nên tìm hiểu thêm ngoài tư liệu được học nữa và mình tin là nếu bạn học chăm chỉ, có một chút suy nghĩ logic thì bạn sẽ thành công trong ngành học này. Chúc bạn may mắn!”
V.H.Đ - Master of Behavioural Economics - University of Amsterdam.
Suy nghĩ của bạn trước và sau khi bước chân vào ngành Business có những thay đổi gì đáng kể hay không? Nói cách khác, học Business đã giúp bạn hiểu ra điều gì?
- “Học Business có một aspect hay đó là Marketing, trước thì ta đi siêu thị hay mua sắm sẽ thích những sản phẩm đắt tiền hay được trang trí/ khuyến mãi tốt. Nhưng sau khi học Marketing, ta thấy rằng mọi thứ thực ra chỉ đang mang một lớp phủ hào nhoáng bên ngoài cho một sản phẩm, và giá trị thực sự của một sản phẩm không phụ thuộc vào cách họ quảng cáo sản phẩm của họ.
P.T.L - Bachelor of Economics- Utrecht University.
- “ Học về Business thì được học nhiều lĩnh vực trong kinh doanh, mỗi thứ một ít. Tuy sẽ không quá chuyên sâu nhưng sẽ thú vị và đỡ nản hơn. Ở trường mình thì mới năm nhất đã phải đến công ty thực tế để viết chiến lược kinh doanh cho công ty đó. Chính vì vậy, mình thấy kiến thức được áp dụng thực tế rất sớm. Qua đó, mình thấy bản thân biết yêu ba mẹ và tiền hơn sau khi học về Business.”
P.G.K - Bachelor of International Business Administration- Erasmus University Rotterdam.
Trong suốt quá trình học ngành Business, phương pháp giảng dạy cũng như những khóa học nào làm bạn ấn tượng?
- “Bài tập của mình đa số là viết luận. Kỳ này mình đang có một Interesting Assignment là mô phỏng kinh doanh. 460 học sinh trong khóa sẽ được chia ra thành nhiều nhóm thuộc nhiều công ty giả lập. Và trong 10 tuần tương ứng với 10 năm phải có những quyết định hợp lý giúp có cổ phần công ty cao nhất. Việc này giúp chúng mình trải nghiệm compete in real life”.
P.G.K - Bachelor of International Business Administration- Erasmus University Rotterdam.
- “Để cho tiết học thêm thú vị và khuyến khích các bạn engage vào việc đóng góp ý kiến, trả lời câu hỏi, trong lecture của mình, thầy đã chơi tennis để giảng bài, thầy đánh trái banh trúng ai thì người đó trả lời câu hỏi”.
P.T.N - Bachelor of Business Administration - University of Amsterdam
- “Trò chơi LEGO. Trong một tiết học về Supply Chain Management, giáo viên của mình chia lớp ra thành nhiều nhóm nhỏ, mỗi một nhóm gồm 5 thành viên sẽ được phân chia đều ra về 3 vị trí là Warehouse, Logistics, Factory và giáo viên sẽ đóng vai trò là Customer. Trong 3 vòng chơi, mỗi nhóm sẽ cử người ở bộ phận Logistics đi từ Warehouse thu thập nguyên liệu, vận chuyển đến Factory, lắp ráp theo đúng khuôn mẫu mà Customer đưa ra. Nhóm nào với số lượng sản phẩm hoàn thành đạt chất lượng và đáp ứng đúng nhu cầu đưa ra của Customer sẽ giành chiến thắng. Qua đó, sinh viên có thể hiểu được rõ hơn về quy trình hoạt động của một chuỗi cung ứng”.
L.Đ.T - Former Bachelor of International Business and Management - Saxion University
- “Self-brainstorming và Group-based learning là hai phương pháp giảng dạy mà mình cảm thấy hiệu quả nhất đối với việc tiếp thu kiến thức của mình. Ngoài việc bản thân phải tự động não, suy nghĩ ra những cách thức giải một bài toán, mình có thể tìm ra giải pháp nhanh hơn bằng việc học nhóm”.
N.H.H - Bachelor of International Financial Accounting - Saxion University
- “Trong ngành học và các phương pháp giảng dạy của ngành mình thì có môn Finance là làm mình thấy ấn tượng. Lý do tại vì thầy giáo giao tiếp và tương tác rất gần gũi với sinh viên. Sinh viên cũng có thể chỉ ra lỗi khi thầy mắc lỗi và thầy sẽ cung cấp thêm những kiến thức rất gần gũi với đời sống. Ví dụ là những kĩ năng về blockchain, bitcoin và các mẹo đầu tư.”
N.T.H - Bachelor of International Financial Accounting - Saxion University.
- “Trong suốt quá trình học, mình khá bất ngờ với việc một lớp học chỉ có 15-20 học sinh thay vì rất nhiều học sinh như ở Việt Nam. Điều này đem lại rất nhiều lợi thế từ việc giảng dạy cho đến việc truyền truyền tải thông tin giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh với giáo viên.”
N.T.D - Bachelor of International Business and Management - Saxion University
Những dạng bài tập nào mà bạn cảm thấy mới lạ hoặc nói cách khác là trước đây bạn chưa từng gặp bao giờ?
- “Mình không ngờ là Business mới vào sẽ học toán rất nhiều, như Maths, Financial Accounting. Hơn nữa còn có những môn nghe tên thôi thì không biết nó là toán, nhưng sau khi học rồi thì tính toán chiếm gần ⅔ của môn học. Mình ví dụ là môn Operation Management thì hình như sẽ phải tính toán về lĩnh vực liên quan đến Supply Chain, môn Quantitative Decision Making thì phải tính toán để optimize revenue. Ngoài ra còn phải học cả Excel và Code để phân tích data.”
Đ.M.A - Bachelor of International Business Administration- Erasmus University Rotterdam
- “Business Case là một trong những phương pháp học mà mình ấn tượng nhất. Bọn mình được đi tham quan công ty thực sự, đặt câu hỏi và giải quyết những vấn đề thực tế từ công ty, từ đó chúng mình sẽ có cái nhìn rõ hơn về Business trong thế giới thật thay vì trong sách vở.”
N.T.D - Bachelor of International Business and Management - Saxion University
- “Một số môn học liên quan đến coaching hoặc professional communications, mình đều được dạy lý thuyết và thực hành cùng classmates, sau đó trường sẽ mời người (thường là có kinh nghiệm đối với các dạng bài tập đó) tới làm actors, và sau đó mình và actors đó sẽ mô phỏng những buổi coaching hoặc interviews. Trường sẽ quay video để đánh giá performance của mình dựa trên các yêu cầu của professional performance in real life. Sau đó bên cạnh đánh giá của giáo viên, mình sẽ phải xem lại clip và đánh giá performance của bản thân, cũng dựa trên các tiêu chí chuyên nghiệp sẵn có. Mình thấy các dạng bài tập như vậy khá hay, vừa giúp mình học hỏi và thực hành để hình dung ra thực tiễn, vừa giúp mình nhận ra thiếu sót của bản thân để dần dần tự cải thiện.”
N.T.L.H - Bachelor of Human Resource - Saxion University
Được biết Business là một ngành rất rộng, những môn học trong chương trình giảng dạy của bạn có thiên về hướng hay nhánh ngành cụ thể nào khác không?
- “Mình thấy mấy môn của mình thiên về việc quản lý điều hành trong doanh nghiệp và đưa ra quyết định dựa trên kiến thức thực tiễn”
P.G.K - Bachelor of International Business Administration- Erasmus University Rotterdam
- “Psychology có thể là một môn học mà mình cảm thấy nếu nhìn ở cái tên thì nó có vẻ không liên quan gì mấy đến ngành học của mình. Tuy việc, việc học những bước cơ bản trong việc nắm bắt tâm lý, hành vi thông qua cảm xúc và tư duy của đối phương cũng là một skill quan trọng để phục vụ việc quản lý và kinh doanh.”
N.H.H - Bachelor of International Financial Accounting - Saxion University
- “Theo như mình biết, chương trình mình đang theo học rất rộng, trong những môn bắt buộc mà bất kì sinh viên nào cũng phải đăng ký học, thì có những môn bạn phải đưa ra sự lựa chọn. Bạn có thể chọn học tiếng Đức, Hà Lan, Pháp hay Tây Ban Nha. Ngoài ra, có thêm một lựa chọn là Entrepreneurship- dạy bạn cách từng bước tạo nên một sản phẩm, một thương hiệu, một công ty, hoặc Technology- học về ứng dụng công nghệ trong nhiều mặt để có thể áp dụng trong kinh doanh”.
N.T.D - Bachelor of International Business and Management- Saxion University
- “Mình có được học thêm một chút về Finance và Economics nhưng chỉ mỗi năm 1 tới 2 classes là nhiều. Về căn bản thì tất cả những môn học ngoài lề đó thì đều được link với HR và giáo viên cũng dạy học, và đưa ra các assignments để học sinh làm dựa trên góc nhìn của một HR, chứ không chỉ đơn giản là một môn học ngoài lề, học thêm cho biết.”
N.T.L.H - Bachelor of Human Resource - Saxion University
- “Mình được học môn Ethics, một môn rất lạ so với chương trình học Financial Accounting của mình. Môn học truyền tải những kiến thức về đạo đức con người. Và mình nhận ra mục đích của việc học Ethics là bản thân nên nhìn nhận mọi người như thế nào và cư xử ra sao cho phù hợp với những chuẩn mực xã hội.”
N.T.H - Bachelor of International Financial Accounting- Saxion University
Vẫn có một câu nói đùa rằng, những sinh viên theo học Business thường là những người không biết mình nên học gì? Liệu suy nghĩ này có đúng không?
- “Mình khá đồng ý với quan điểm này, vì điều mình nhận ra là chương trình học quá là chung chung khi sinh viên sẽ phải học rất nhiều ngành nhưng dường như không đi chuyên sâu quá nhiều vào một lĩnh vực cụ thể nào cả. Thật sự theo mình, những lời đồn thổi và ánh hào quang của ngành Business đã vẽ ra một bức tranh màu hồng cho nhiều sinh viên khi chọn du học ngành này. Tuy nhiên, nếu bạn thực sự yêu thích việc kinh doanh và có đam mê thực sự thì hãy chọn học ngành Business, nhưng phải luôn cân nhắc bản thân thật kỹ càng, đặt thật nhiều quyết tâm và chịu trách nhiệm cho lựa chọn tương lai của mình nhé.”
H.T.G - Bachelor of International Business and Management - Saxion University
- “Trước khi bắt đầu học Business, mình cũng có suy nghĩ như vậy. Nhưng thực sự, không phải sinh viên Business không biết mình thích gì, mà bởi những sở thích của mỗi sinh viên, mỗi cá nhân luôn rất đặc biệt và không có giới hạn. Và điều mà ngành Business có thể đem lại là đào tạo một chuỗi các kỹ năng cần thiết và cung cấp rất nhiều những cơ hội có khả năng đáp ứng được tất cả sự “đặc biệt và không giới hạn ấy”. Theo bản thân mình, mặc dù đã không còn học Business nữa, nhưng lý do mình đã chọn Business chỉ tóm gọn trong vài từ: để được kết nối, được hội nhập, và được tự mình viết nên câu chuyện thành công của riêng mình.”
L.Đ.T - Former Bachelor of International Business and Management- Saxion University
2. TRUYỀN THÔNG
Một trong những câu hỏi được các bạn đặt ra nhiều nhất là về việc chọn theo học hệ research hoặc applied sciences cho hầu hết các ngành, không chỉ riêng ngành truyền thông.
Trong khi các trường đại học Khoa học ứng dụng định hướng đào tạo chú trọng vào giáo dục ứng dụng, dựa trên tình hình thực tế để giúp sinh viên chuẩn bị đầy đủ kiến thức và kĩ năng chuyên sâu về nghề; thì các trường Nghiên cứu lại xây dựng những chương trình mang tính học thuật hơn, chú trọng phát triển kĩ năng tư duy chiến lược với mục đích bồi dưỡng nguồn nhân lực khoa học có chuyên môn cao trong nghề nghiệp.
3. NGÀNH NGHIÊN CỨU XÃ HỘI
Mọi thứ xung quanh chúng ta hình thành và đều hoạt động dựa trên quy luật riêng của chính nó. Chính vì vậy, ngành học này được tạo ra với mục đích nghiên cứu về những góc cạnh của xã hội mà chúng ta trải qua hằng ngày nhưng lại không để tâm đến tầm quan trọng của nó.
Bạn có thể chia sẻ nguyên nhân hoặc động lực nào để bạn chọn ngành học này?
- “Đầu tiên, mình chọn ngành này vì mình đã luôn có hứng thú tìm tòi về các vấn đề xã hội. Cùng với đó, mình rất muốn “cứu thế giới” và làm một điều gì đó lớn lao cho xã hội. Cuối cùng, trong cách ngành học của trường Erasmus, ngành MISOC có mức học phí khá khiêm tốn, phù hợp với khả năng tài chính của gia đình.”- H.H.V
- “ Mình có một năm gap year trước khi đi du học, và đó là quãng thời gian đã làm thay đổi mình. Từ những kinh nghiệm với lĩnh vực phát triển xã hội, tới những chuyến hành trình tại những vùng miền khó khăn ở Việt Nam để niềm mong mỏi phát triển xã hội trong mình đã dần được bồi đắp lúc nào từ không hay.” - N.H.G
Bạn có những thay đổi gì về lối suy nghĩ trước và sau khi học không?
- “Trước đó, mình nhìn các vấn đề xã hội xung quanh qua một lăng kính trắng đen: luôn luôn sẽ có một bên tốt và một bên xấu. Tuy nhiên, sau một năm rưỡi học ngành này, mình có cái nhìn tổng quát và nhiều chiều hơn về các thử thách toàn cầu cũng như chấp nhận sự phức tạp của các sự việc.”- H.H.V
- “Một trong những câu hỏi mà mình đã từng rất hay thường trực hỏi bản thân là liệu đây có phải một ngành học phù hợp. Nhưng sau quãng thời gian gắn bó với MISOC và những công việc mình đã được trải nghiệm thì mình có thể tự tin rằng tin yêu với công tác xã hội vẫn như thuở ban đầu. Tuy có đôi lúc, muốn từ bỏ vì một số môn ở trong chương trình dạy ở MISOC nó không như mình nghĩ, nhưng sau khi có sự tham khảo với các bạn cùng khoa và tìm hiểu thêm về thiết kế chương trình, thì mình biết rằng là không chỉ bản thân mình gặp phải những vấn đề như vậy và mình phải cố gắng trau dồi nhiều hơn.” - N.H.G
Những áp lực, khó khăn nào mà bạn phải trải qua khi học ngành này?
- “Mình không cảm thấy có nhiều áp lực lắm, do cách học thiên về đọc và nghiên cứu khá phù hợp với mình. Thứ duy nhất khiến mình cảm thấy khó khăn vào lúc đầu là việc ngành đòi hỏi tính tự giác cao và ở Việt Nam mình chưa tạo ra cho bản thân thói quen đó.” - H.H.V
- “Đọc, đọc rất nhiều!!: Mình nghĩ do ngành mình khá nặng lý thuyết, nên dù học ở đâu thì cũng phải đọc rất nhiều. Thời gian đầu mình áp lực cực kỳ vì chưa bao giờ phải đọc nhiều vậy, lại còn bằng tiếng anh nên cực kỳ muốn bỏ học luôn.
Khả năng phản biện
kém: một trong những kỹ năng cực kỳ cần có khi học ngành xã hội là kỹ năng
debate. Mà mình thì cả đời chưa bao giờ cãi nhau nên là lần đầu tiên thấy các
bạn trong lớp hùng hục phản biện để bảo vệ luận điểm của mình về một chủ đề
trong lớp mà mình choáng luôn.
Kiến thức bao la: Đến khi mình học MISOC thì thấm cực kỳ câu kiến thức là biển rộng. Ngành xã hội còn đề cập tới rất nhiều lĩnh từ Kinh tế, Luật, Quản trị, … “ - N.H.G
Bạn thấy có những kỹ năng nào mà bản thân mong muốn được phát triển để đáp ứng được nhu cầu việc làm sau khi tốt nghiệp ngành học này? Nếu có, bạn đã có những định hướng nào để phát triển cho bản thân chưa?
- “Kỹ năng đáng nói đến nhất mà mình nhận được từ khóa học này là tạo mạng lưới (networking). Dù là trong chương trình học chính thức, trong các hoạt động ngoại khoá của ngành hay trong quan hệ bình thường, ngành mình và những bạn học của mình rất đặt nặng vấn đề networking cho tương lai xa.” - H.H.V
- “Một trong những kỹ năng mà mình còn yếu là kỹ năng tranh luận và critical thinking. Như các bạn đã biết thì đây là một kỹ năng then chốt khi học ngành xã hội. Ngoài ra, mình đã dự định sẽ đăng ký Debating Association của trường mình để có thể tự tạo cho mình môi trường rèn luyện kỹ năng này hàng tuần. Tuy nhiên, do Covid nên kế hoạch này hiện tạm hoãn, vì mình muốn để dành kế hoạch này khi trường mở cửa trở lại và mình có thể trực tiếp tham dự.” - N.H.G
Vì đây là một ngành học khá lạ lẫm với mọi người, bạn có thể giới thiệu sơ qua một số môn học cơ bản cũng như những kiến thức về lĩnh vực gì mà ngành học này mang lại không?
- “Từ tên của ngành, có thể đoán ra các vấn đề được đặt trọng tâm trong MISOC là những vấn đề đáp ứng hai tiêu chí: toàn cầu và đương thời. Ví dụ, khoá học hiện tại mình đang học trong năm hai là về International Migration (Di cư toàn cầu), một vấn đề khá nổi cộm trong thời gian gần đây và có quy mô lớn trên toàn thế giới. Hay ngay khi vừa bắt đầu năm nhất, mình được học môn Globalization and Society (Xã hội toàn cầu hoá) để tìm hiểu chung về tình hình thế giới và những vấn đề nhân loại đang phải đối mặt.” - H.H.V
- “Về kiến thức, thì tập trung chủ yếu vào kiến thức chính trị, kinh tế và lịch sử. Đặc biệt những kiến thức này chủ yếu tập trung ở lãnh thổ Châu Âu và Châu Mỹ. Có lẽ những kiến thức này vẫn còn khá xa lạ với các bạn học sinh tại Việt Nam, trong khi đó thì các bạn học sinh ở phương Tây thì đều đã được định hướng trước và học môn này ngay từ cấp 3, nên khi lên Đại học, trường sẽ thường đi trực tiếp vào bàn luận các vấn đề sâu chứ không có những tiết học Đại cương như mình sẽ nghĩ đâu nhé.” -N.H.G
Sau khi đã học một thời gian, bạn có những điều gì không thích về ngành học này không?
- “Điều mình không thích có lẽ là vì khối ngành xã hội quá rộng và dẫn tới mình phải học cả những lĩnh vực mà mình không thích. Hơn nữa, chương trình học ở Bậc cử nhân còn khá là rộng, nên chưa thực sự tập trung vào một chuyên ngành nào. Nên nếu như bạn tưởng tượng rằng mình sẽ được học về Môi trường hay Phát triển và Bảo tồn Tài Nguyên, thì gần như là rất ít hệ Cử nhân nào sẽ đào tạo chuyên sâu một lĩnh vực vậy. Mà là do nếu bản thân quan tâm thì sẽ tự tìm tòi và dựa vào những lý thuyết chung đã học trên lớp.” - N.H.G
Bạn có thể chia sẻ một số ngành nghề cơ bản sau khi ra trường liên quan tới ngành học này không?
- “Đa số học sinh khi tốt nghiệp ngành này sẽ có định hướng đi làm cho các cơ quan hành chính công, những tổ chức quốc tế hay các tổ chức phi chính phủ. Tuy nhiên, có một số học sinh, do muốn học chuyên sâu hơn vào một mảng cụ thể nào đó, sẽ học lên bằng Thạc sĩ.” - H.H.V
Tại sao bạn lại chọn Hà Lan là điểm đến du học của mình?
- “Đầu tiên, Hà Lan là một môi trường (theo mình tìm hiểu) khá thoải mái và rộng mở cho sinh viên quốc tế, nhất là sinh viên nói tiếng Anh. Thêm vào đó, chất lượng giáo dục của Hà Lan rất tốt, với một số trường được xếp hạng rất cao ở các thành phố như Utrecht, Amsterdam và Rotterdam. Cuối cùng, mình khá thích đi đu đưa du lịch, nên học ở Hà Lan sẽ có visa Schengen đi du lịch rất dễ” - H.H.V
- “Một trong các lý do hàng đầu mình chọn Hà Lan vì cuộc sống yên bình và hiền hoà nổi tiếng nơi này.. Bên cạnh đó thì người Hà Lan rất tốt bụng và nhiệt tình. Thứ hai, trường Erasmus được biết tới với vị trí khá cao trên ranking toàn cầu, bên cạnh đó thì ngành MISOC cũng được đánh giá khá cao ở một số bảng xếp hạng. Cuối cùng, tiếng Anh được sử dụng rất phổ biến và khi lựa chọn Hà Lan thì các bạn du học sinh hoàn toàn không cần phải lo về vấn đề này vì từ trẻ tới người cao tuổi ở Hà Lan, 95% dân số họ có thể nói Tiếng Anh rất tốt.”- N.H.G
4. TÂM LÝ HỌC (PSYCHOLOGY)
Tâm lý học là ngành học vô cũng thú vị vì đó là môn khoa học nghiên cứu về hành vi, thấu hiểu con người.
Gần như tất cả mọi thứ
trên thế giới này đều liên quan đến con người. Tâm lý học là ngành khoa học
nghiên cứu về cách chúng ta suy nghĩ, cảm nhận và hành động trong bối cảnh của
mỗi cá nhân, xã hội hay các nền văn hóa qua thời gian, thông qua các nghiên cứu
khoa học về quá trình tư duy và các quá trình sinh lý.
Trước khi trở thành sinh viên ngành Tâm lý học, bạn có những lầm tưởng nào không?
- “Ngành Tâm lý học không phải là ngành học phổ
biến ở Việt Nam nên lầm tưởng và hiểu lầm về ngành học cực kì nhiều. Một số lầm
tưởng phổ biến như là học Tâm lý có thể đọc được suy nghĩ của người khác, học
Tâm lý học thì sẽ chỉ làm bác sĩ tâm lý, không phải học toán,...”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
- “Mình đã từng nghĩ ngành này phải học nhiều lý
thuyết và không vận dụng kiến thức toán nhiều, nhưng mà mình đã lầm. May thay
là xác suất thống kê cũng không quá khó nhằn, và mình nghĩ nếu cố gắng thì các
bạn cũng có thể học tốt (như mình *hihi*).”
V.N.P.T - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
Có phải sinh viên ngành Tâm lý học rất giỏi
nắm bắt tâm lý của người đối diện?
- “Tâm lý học là ngành khoa học hành vi của con
người. Mục tiêu chính của ngành học là giúp chúng ta hiểu hơn về hành vi và dự
đoán được hành vi của con người. Các bạn sinh viên sẽ có khả năng phân tích và
dự đoán hành vi dựa trên những lý thuyết được học, nhưng điều này không có
nghĩa là chúng tớ có thể “đọc được suy nghĩ” của người đối diện. Tuy nhiên,
điểm mạnh là chúng tớ có thể thấu hiểu và có góc nhìn khoa học đối với hành vi
của một người.”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
- “Theo mình, quan điểm trên không hẳn là đúng.
Nếu như việc nắm bắt tâm lý ở đây đồng nghĩa với việc đọc được suy nghĩ của
người khác, thì hoàn toàn không phải chuyên môn của ngành Tâm lý. Tâm lý học sẽ
cho ta hiểu về suy nghĩ và hành vi của con người, nhưng là ở dưới góc độ nghiên
cứu nguyên nhân và quá trình hình thành suy nghĩ hay hành vi đó.”
N.T.Q.G - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
Có phải sinh viên ngành Tâm lý học ít có cơ
hội thực hành hơn các ngành năng động khác như Truyền thông hay Sự kiện?
- “Đối với môi trường nghiên cứu thì đúng là
vậy. Ở trường Erasmus, ngành Tâm lý học không có internship, tất cả các môn chỉ
xoay quanh Tâm lý học. Vậy nên cũng ít cơ hội ứng dụng kiến thức vào thực
tiễn.”
N.T.Q.G - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
- “Ngành Tâm lý học cần có một nền tảng lý
thuyết vững chắc để có thể thực hành. Nên cơ hội thực hành khi còn đang đi học
là rất hiếm. Hơn thế nữa, một số ngành nghề Tâm lý còn đòi hỏi bạn phải tham
gia các khóa huấn luyện chuyên sâu mới có thể thực hành được. Tuy nhiên, chương
trình học bao gồm cả những hoạt động mang tính chất thực hành, để giúp các bạn
sinh viên có những trải nghiệm thực tế. Ví dụ: viết báo cáo, thu thập và phân
tích dữ liệu, v.v. Ngoài ra, các bạn sinh viên năm 2 hoặc năm 3 có thể tham gia
các nghiên cứu với vai trò trainee để được học hỏi và thực hành.”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
- “Theo mình, việc một sinh viên tâm lý học ứng
dụng kiến thức vào thực tiễn cũng rất đa dạng. Ví dụ, mình có một công việc bán
thời gian là dạy trẻ nhỏ và mình áp dụng những gì mình học trong tâm lý học
giáo dục được vào khi mình dạy học sinh của mình và nhìn thấy hiệu quả khá rõ
rệt. Thế nên, nếu xét về khía cạnh khác thì mình nghĩ sinh viên tâm lý cũng có
khá nhiều cơ hội để thực hành và áp dụng kiến thức.”
V.N.P.T - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
Những dạng bài tập nào mà bạn cảm thấy mới lạ
hoặc nói cách khác là trước đây bạn chưa từng gặp bao giờ?
- “Những dạng bài tập mới lạ như là viết báo cáo
khoa học, dùng phần mềm phân tích dữ liệu, đọc và phân tích một bài báo cáo
khoa học, thực hiện các bài kiểm tra về sự phát triển của trẻ em, đánh giá khả
năng giao tiếp,...”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
Trong suốt quá trình học ngành Tâm lý học,
phương pháp giảng dạy cũng như những khóa học nào làm bạn ấn tượng?
- “Phương pháp giảng dạy, Problem-based Learning
(PBL) là điểm ấn tượng nhất. Đây là phương pháp hoàn toàn mới đối với mình. Vì
khi áp dụng phương pháp này, mình sẽ phải tự đọc và tự nghiên cứu những chủ đề
được giao và khi vào lớp phải cùng thảo luận với các bạn trong lớp về chủ đề đã
đọc. Đương nhiên, chúng mình vẫn được sự hướng dẫn và hỗ trợ từ nhà trường để
có được những kĩ năng đọc hiểu và thảo luận tốt nhất. Thông qua phương pháp
này, khả năng tự học chủ động (active learning), tư duy phản biện (critical
thinking), kỹ năng nghiên cứu và sàng lọc thông tin, kỹ năng phân tích dữ liệu,
kỹ năng trình bày và giao tiếp, và kỹ năng làm việc nhóm được trau dồi rất rất
nhiều. Khi kiến thực được hấp thụ một cách chủ động và được thảo luận nhiều lần
thì sẽ khó quên hơn những kiến thức được đưa vào đầu một cách thụ động.”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
Học và làm việc trong ngành Tâm lý học, bạn sẽ
phải đối mặt với những khó khăn, áp lực nào? Bạn đã vượt qua chúng như thế nào?
- “Phải đọc nhiều, và lượng tài liệu phải đọc cứ
thế tăng dần. Vừa đọc phải vừa xem xét những cái mình đọc có liên quan đến
learning goals hay không, vì thực ra không có một guideline sẵn nào cả. Phải
chủ động trau dồi thêm kiến thức thuộc lĩnh vực khác như business hay computer
science để tăng cơ hội việc làm. Nhưng rất tiếc, ngoài việc được học minor ra
thì đa số các trường không hỗ trợ điều này.”
N.T.Q.G - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
- “Theo mình, dù ngành học nào đi chăng nữa thì
nếu không cố gắng và không có đam mê lớn thì quá trình học sẽ rất khó khăn và
dễ dàng dẫn đến bỏ cuộc.
Đối với ngành Tâm lý
học, kiến thức nền tảng rất quan trọng và rất nặng, nên chăm chỉ và học hiệu
quả là hai yếu tố cực kỳ quan trọng. Với khối lượng kiến thức lớn, một trong
những cách tốt nhất để học đối với bản thân mình đó chính là không dồn bài và không
học cho xong. Nếu bạn chỉ học thuộc lòng, thì chắc chắn không thể làm được bài
kiểm tra. Vì các bài kiểm tra không chỉ là hỏi kiến thức lý thuyết (định
nghĩa), mà còn có những câu hỏi áp dụng để kiểm tra xem mình có thực sự hiểu
những kiến thức đó không. Ngoài ra, vì là ngành học thiên hướng nghiên cứu, nên
việc đọc sách chiếm 70-80% khóa học, trau dồi Tiếng Anh và khả năng đọc hiểu sẽ
hỗ trợ rất nhiều cho việc học nữa đó.”
L.H.T.V - International Bachelor in Psychology
- Erasmus University Rotterdam
5. LEISURE AND EVENT MANAGEMENT
Quản lý và tổ chức sự
kiện đang trở thành một trong những hoạt động không thể thiếu trong đời sống
kinh tế và xã hội của con người. Các lĩnh vực tổ chức sự kiện rất là đa dạng,
sẽ có những cách thức, quy trình thực hiện khác nhau để đạt được mục tiêu mà
người tổ chức hướng tới.
Bạn thường xuyên tham
dự những sự kiện và bạn thấy những người tổ chức sự kiện thật “ngầu” với bộ đàm
trên tay? Cùng tìm hiểu về ngành này nhé
Những ngộ nhận thường có về ngành này là gì?
- Mọi người thường hay nghĩ việc học Event khá
là đơn giản nhưng thực sự concept về event rất rộng lớn và có rất nhiều cái mà
mình phải học. Event không chỉ gói gọn trong việc làm sao để tổ chức một sự
kiện và thu hút nhiều người đến tham dự, mà còn về ảnh hưởng mà sự kiện đó mang
lại sau đó. Event không chỉ mang ý nghĩa giải trí, mà còn có thể mang những ý
nghĩa to lớn khác về khác mặt kinh tế, văn hóa, chính trị. Ngoài ra một lầm
tưởng khác là đa số mọi người nghĩ làm event thì thiên về lao động chân tay
nhưng thật ra lao động trí óc cũng nhiều không kém, bởi trước khi chạy một
event thì mình cần phải lập kế hoạch rất tỉ mỉ và đòi hỏi phải bao quát mọi
thứ, từ nội dung, ngân sách đến kỹ thuật, hậu cần, đối ngoại. Cho nên việc chạy
một event cũng giống như việc run một business vậy
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Mọi người hay cho rằng tất cả những người học
ngành này đều là người hướng ngoại và đều có khả năng như nhau về quan hệ công
chúng. Điều này là do khi nghĩ về sự kiện thì mọi người thường chỉ nghĩ đến
những sự kiện lớn về âm nhạc hay văn hóa. Nhưng thực chất sự kiện rộng hơn thế
rất nhiều, ví dụ như thiết kế bảo tàng, công viên giải trí hay làm quản lý cho
một nghệ sĩ giải trí đều có thể được coi là làm sự kiện. Cho nên yếu tố am hiểu
tâm lý con người mới là yếu tố quan trọng chứ không phải yếu tố hướng ngoại.
Một ngộ nhận thường thấy khác là ngành học này không đặt nặng tính nghiên cứu
nên học rất nhàn. Nhưng thật ra công việc của một người tổ chức sự kiện rất vất
vả và đòi hỏi bạn phải trau dồi về IQ, EQ và AQ từ rất sớm để có thể đáp ứng
được nhu cầu công việc. Đối với các bạn học sinh mới sang hoặc đang tìm hiểu
thì thường ngộ nhận về bản chất của ngành học này. Mọi người nghĩ là nó sẽ
tương tự như khách sạn và có một quy trình sẵn có, điều đó chỉ đúng một phần
bởi sự kiện là một ngành đòi hỏi sự sáng tạo và cá tính mạnh của người học. Đa
phần các bạn mới sang sẽ dễ bị mất định hướng do độ rộng của ngành mà mình có
thể tham gia. Sẽ không có một cái khung nào sẵn có cho bạn cả và bạn sẽ phải
chủ động rất nhiều để có thể theo đến cùng ngành nghề này
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Khi nhìn vào một sự kiện thành công, có những
điều gì mà thường chỉ có người trong cuộc mới biết mà người ngoài ít ai biết
tới?
- Thông thường khi nghĩ tới một sự kiện thành
công thì người ta thường nghĩ tới số lượng người tham gia và mức độ hài lòng
của họ về sự kiện. Tuy nhiên từ góc độ của người trong cuộc thì hai yếu tố này
là chưa đủ. Một sự kiện thành công phải lường trước được những tình huống không
mong muốn có thể xảy ra như cháy nổ, khủng bố bởi hơn bất kì thứ gì, yếu tố an
toàn phải là yếu tố đặt lên hàng đầu
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Mình cho là một sự kiện thành công thậm chí là
phải có những ý kiến khác nhau ban đầu, bởi vì một sự kiện mà team quá đồng
lòng thì nó sẽ bị một chiều và chưa chắc sẽ hay. Bởi vậy nên đôi lúc sẽ có mâu
thuẫn xảy ra trong quá trình làm việc mà người ngoài sẽ không biết tới. Bên
cạnh đó khi làm sự kiện thì luôn có những yếu tố không nằm trong tầm kiểm soát
của mình như thời tiết, tâm lý khách hàng, các bên hợp tác với mình và trong 3
yếu tố đó thì gần như là sẽ có ít nhất một bên dở chứng. Cho nên những gì người
khác thấy chỉ là bề nổi, còn đằng sau cánh gà là một nghìn thứ phải lo mà thứ
nào cũng sẽ sai một ít nên một sự kiện cho dù thành công đến mấy nhưng không
bao giờ có thể gọi là hoàn hảo cả. Để có được những phút giây thư giãn cho mọi
người thì người tổ chức sự kiện sẽ phải lao động gần như là kiệt lực để làm cho
sự kiện ấy diễn ra một cách tốt nhất
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Có gì khác biệt về suy nghĩ của bạn trước và
sau khi học không?
- Chị nghĩ là không vì trước khi học chị cũng đã
khá hiểu về Event. Tuy nhiên sau khi học thì chị được mở mang đầu óc rất nhiều.
Ví dụ như trước khi học thì chị không quan tâm lắm đến trải nghiệm ‘trước sự
kiện’ của người tham gia, tức là chị không quan tâm trước đó người ta đã có
những trải nghiệm thế nào, nhưng mà sau đó thì chị được học về tầm quan trọng
của việc này để có thể xây dựng được một sự kiện dựa trên những trải nghiệm tốt
nhất của người tham dự.
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Sau khi học mình nhận ra là các lĩnh vực liên
quan tới Event quá phát triển và phong phú, thậm chí có một số thứ ở Việt Nam
không có như nature recreation chẳng hạn
V.T.S. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
- Mình từng nghĩ sự kiện là dành cho những con
người hướng ngoại, nhưng mình gặp rất nhiều người hướng nội làm sự kiện. Họ
không làm về ngoại giao nhiều nhưng thiên về strategy hơn. Sau khi học thì mình
có một cái nhìn bao quát và đa chiều hơn về những gì có thể và không thể đối
với ngành sự kiện. Ngoài ra thì so với trước đây mình cũng quan tâm hơn tới
những giá trị lâu dài mà sự kiện có thể mang lại cho người khác kể cả sau khi
sự kiện đã kết thúc rồi. Sau khi học thì mình cũng có một tư duy rất hệ thống và
chuyên nghiệp về truyền thông nói chung. Bởi vì sự kiện luôn gắn liền với
truyền thông, bạn phải nghĩ trước và sau sự kiện thì truyền thông thế nào, thậm
chí trong nhiều trường hợp bản thân sự kiện cũng có thể được coi là một cách
thức truyền thông
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Bao nhiêu phần trăm của chương trình học là lý
thuyết, bao nhiêu là thực tiễn?
- Chị nghĩ là khoảng 50-50. Tại vì tụi chị có
một lộ trình học khá là rõ ràng, đó là với bất cứ một lý thuyết nào được học
thì đều được áp dụng ngay sau đó. Ví dụ như khi giáo viên vừa đưa ra một lý
thuyết nào đó thì sau đó tụi chị sẽ có một seminar để mọi người cùng bàn luận
và đưa ra giải pháp hoặc đánh giá cho lý thuyết đó. Một điều nữa là sau mỗi
phần lý thuyết thì tụi chị sẽ có một phần gọi là event visit - tức là tụi chị
sẽ được tham gia một event thực tế luôn nên tụi chị có cơ hội liên hệ lý thuyết
với thực tiễn ngay lập tức
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Con số này phụ thuộc vào chính bạn, vào việc
bạn sẵn lòng tìm hiểu đến mức nào. Bản chất của ngành tổ chức sự kiện là không
thể thiếu thực hành, và nếu muốn thì có thể là 100% thực hành luôn. Tuy nhiên
khi thực hành nhiều và khi có ý định nghiêm túc với ngành học này thì bạn sẽ
nhận ra là những cái mà mình thực hành nó tốt hay không đều được hỗ trợ rất
nhiều bởi lý thuyết. Những lý thuyết này không nhất thiết phải liên quan trực
tiếp đến cái bạn làm. Ví dụ như khi mình làm một sự kiện thời trang nhưng những
kiến thức về tâm lý con người, cách giải quyết xung đột hay cách làm việc trong
môi trường đa quốc gia vẫn bổ trợ mình rất nhiều. Cho nên, khi học ngành này
với một chương trình tiêu chuẩn thì luôn đi kèm với rất nhiều thực hành, nhưng
không có nghĩa là vai trò của lý thuyết bị giảm đi
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Trong suốt quá trình học về Event Management,
phương pháp giảng dạy cũng như những trải nghiệm nào khiến bạn ấn tượng nhất?
- Mình ấn tượng nhất cách mà chương trình học ở
đây kích thích sự sáng tạo, suy nghĩ độc lập và tư duy phản biện ở người học.
Mặc dù thoạt nghe thì những yếu tố này không liên quan trực tiếp đến công việc
tổ chức sự kiện, nhưng nhờ chúng mà mình có một cái nhìn rất hệ thống, và về
lâu về dài thì mình nhận thấy nó giúp mình rất nhiều không chỉ trong công việc
mà trong cả những thứ khác. Đặc biệt là với tư duy phản biện, nó giúp mình tỉnh
táo trong việc đánh giá và nhìn nhận vấn đề chứ không dễ dàng xuôi theo ý kiến
của người khác, kể cả là cấp trên của mình, bởi họ không phải lúc nào cũng đúng
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
- Ngành học này cho mình rất nhiều trải nghiệm
thú vị, và cũng dạy cho mình biết cách tạo trải nghiệm cho người khác
V.T.S. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
- Lý thuyết luôn đi kèm với thực tiễn. Bên cạnh
đó mình luôn được khuyến khích đưa ra quan điểm của mình, dù nó có thể trái với
lý thuyết được học
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
Liệu có điều gì bạn không thích về ngành học
này tại Hà Lan?
- Đôi khi chị cảm thấy chương trình học quá
nghiêng về một vấn đề hơi trên cao như tính bền vững chẳng hạn, một vấn đề mà
người bình thường sẽ không bao giờ quan tâm tới nên đôi khi nó hơi khó để áp
dụng vào thực tiễn
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Đôi khi có quá nhiều sự tự do trong việc quyết
định về cách mà mình thực hiện bài tập lại là một cái không hay. Bởi khi không
có một tiêu chuẩn nhất định để bám vào thì điểm số của bạn sẽ khá là hên xui và
phụ thuộc vào phong cách của giáo viên chấm
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Bạn có thể chia sẻ về 1 project mà bạn tâm đắc
trong quá trình học?
- Hồi đó chị được tham gia vào event ở
Leeuwaarden (vào năm đó Leeuwaarden được bầu chọn là thành phố văn hóa của châu
Âu) mà qua đó tụi chị được nói chuyện với ủy ban chịu trách nhiệm nhiệm tổ chức
event, phân tích chiến lược và đề xuất những giải pháp để lần sau người ta có
thể tổ chức nó tốt hơn. Chị thấy nó khá hay vì mình có thể áp dụng những kiến
thức mình học vào thực tế và có cơ hội trình bày ý tưởng của mình với những
người người đứng đằng sau sự kiện đó. Biết đâu ý tưởng của tụi chị được chọn
thì sao?
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
Học và làm việc trong ngành Event management,
bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, áp lực nào? Bạn đã vượt qua chúng như
thế nào?
- Cái khó khăn lớn nhất có lẽ là sự khác biệt về
văn hóa. Ví dụ như ở đây họ chú trọng vào sustainability nhưng ở Việt Nam thì
không. Và khi chị phân tích về thành phố văn hóa của châu u thì chị phải đọc
rất rất rất là nhiều tài liệu và nói chuyện với bạn bè để có thể hiểu về giá
trị văn hóa và con người ở đây, trong khi các bạn Tây có nền tảng sẵn rồi nên
giai đoạn đầu mình gặp khó khăn trong việc theo kịp các bạn ấy
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Thứ nhất là bạn sẽ được học cùng với những
người vô cùng tài giỏi, nên đôi lúc mình sẽ cảm thấy bị lép vế trước họ khi
tranh luận hoặc làm việc nhóm. Thứ hai là về hiểu biết xã hội bạn sẽ khó có thể
bằng các bạn ở đây, bởi bạn không hiểu biết về văn hóa, chính trị, xã hội bằng
người ở đây nên nhiều lúc bài luận của bạn sẽ không đủ chiều sâu. Hay khi tổ
chức sự kiện cho người Hà Lan thì sẽ gặp nhiều bối rối bởi bạn cần thời gian để
am hiểu thị hiếu của người dân nơi đây. Thứ ba là về việc hòa nhập, do sự khác
biệt về văn hóa và lối suy nghĩ nên bạn sẽ có thể mất nhiều thời gian để làm
quen với cách học đề cao ý kiến cá nhân ở đây. Vì vậy lời khuyên của mình là
hãy chuẩn bị tốt nhất ở Việt Nam những cái có thể nhưng nên giữ tâm thế là sang
đây bạn sẽ phải học rất nhiều thứ bạn không biết vì không có sự chuẩn bị nào là
đủ cả. Khi sang đây rồi thì bạn hãy cố gắng hết sức có thể, hòa nhập nhưng
không hoà tan bởi mình không nên đi quá xa về một khía cạnh nào đấy, có những
giá trị hợp với người ta nhưng lại không phù hợp với mình
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Học Event Management thì chỉ có thể làm việc
liên quan đến tổ chức sự kiện thôi hay có thể làm ở lĩnh vực khác?
- Bản thân event bao gồm
rất nhiều thứ như hậu cần, tài chính, đối ngoại, sales, marketing nên bạn hoàn
toàn có thể nhảy sang ngành khác với kĩ năng tích lũy được từ việc học event.
Tuy nhiên khả năng kiếm việc của ngành này ở Hà Lan khá là hẹp
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Làm sự kiện bao gồm rất nhiều thứ, ví dụ như
làm trong công viên giải trí, làm về du lịch, nhà hàng khách sạn, thậm chí bộ
phận marketing trong công ty. Bởi rất hiếm ngành nào mà không liên quan đến
trải nghiệm và không liên quan đến sự kiện trong đó. Chắc chắn một công ty nào
đấy, làm bất cứ lĩnh vực gì, sẽ có ngày phải thuê đến sự kiện, không ít thì
nhiều, về nội bộ và về đối ngoại. Nếu bạn hiểu sự kiện bây giờ nó không bó buộc
trong sự kiện, mà sự kiện được hiểu theo nghĩa là một trải nghiệm mang tính
tích cực và có một ý nghĩa nào đấy với người tham gia, khi đấy bạn sẽ hiểu được
là ngành sự kiện thật ra có rất nhiều lĩnh vực mà mình có thể tham gian vào.
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
Trải qua một thời gian gắn bó với ngành Event
management, ngoài những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm liên quan, bạn còn
học thêm được điều gì về bản thân mình không?
- Lối tư duy của chị thay đổi rất nhiều kể từ
khi học ngành này. Chị thấy là chị bắt đầu chú trọng nhiều hơn về ý nghĩa của
việc chị làm, về chất lượng nhiều hơn là số lượng. Tính cách của chị cũng trở
nên điềm đạm hơn và khi đối diện với một tình huống nào đó thì mình cũng tự đặt
mình vào trong hoàn cảnh đó để có cái nhìn toàn cảnh hơn về vấn đề
C.T.N. (Master in International Tourism and
Event management, NHL Stenden)
- Sau rất nhiều lần thử và sai thì mình có thể
khẳng định đây là lựa chọn vô cùng đúng đắn với mình và giúp mình nhận ra những
khả năng mình có. Có những kĩ năng và khả năng chịu áp lực mà trước giờ mình
không nghĩ mình có, bởi vì đây không phải là một công việc văn phòng từ 9h sáng
đến 5h chiều, mà nó sẽ dồn tất cả những chất xám và công sức của mình vào một
khoảng thời gian nhất định. Thứ hai là mình học được cách nhìn đa chiều về mọi
thứ liên quan đến ngành của mình, tức là mọi thứ đều có xảy ra và do đó mình
không cố gắng kiểm soát và luôn giữ bình tĩnh trước áp lực. Ngoài ra mình cũng
học được cách tôn trọng sự khác biệt vì ngành này có rất nhiều người quốc tế và
họ có rất nhiều điểm khác mình
N.N.M. (Bachelor Leisure & Events
Management, NHL Stenden)
6. HOSPITALITY
“The friendly and generous reception and entertainment of guests, visitors or strangers.” Đó là cách mà Oxford định nghĩa về Hospitality trên nền tảng sách vở. Thế nhưng thực tế có giống như những gì mà lý thuyết đã miêu tả hay không?
Hospitality hiện nay được xem là một ngành công nghiệp triệu đô, đóng vai trò then chốt của nhiều quốc gia và Hà Lan cũng không ngoại lệ. Với lợi thế là nền kinh tế phát triển, bạn có thể gặp Hospitality tại bệnh viện, trường học, tòa soạn báo chí, doanh nghiệp sản xuất, công ty dịch vụ… chứ không chỉ riêng về du lịch, nhà hàng, khách sạn tại xứ sở hoa Tulip này. Vì vậy, nếu bạn đã sẵn sàng theo học ngành Hospitality, hãy cố gắng học tập, trau dồi các kỹ năng cần thiết để dễ dàng thích ứng trước những vị khách khó tính của mình trong tương lai nhé.
Trong chương trình học của bạn, lý thuyết nền hay kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn sẽ được chú trọng hơn?
- “Chị nghĩ là ngành hospitality ở NHL Stenden 3 năm đầu sẽ hơi học thuật một chút, vì 3 4 học phần của bọn chị là về các lý thuyết nền rồi. Trường sẽ tập trung xây lý thuyết nền ở những năm đầu, rồi sẽ có 1 học phần dành cho thực tập vào năm thứ 4”
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Vì đây vẫn là bằng Bachelor, nên anh vẫn phải học những môn học như Marketing, Finance, Operation để đạt đến bậc Management. Tuy nhiên, sinh viên vẫn dành ¼ thời gian trong năm học để thực tập và làm việc tại canteen, khách sạn 4 sao, nhà hàng với các bộ phận như Front Office, Housekeeping,.. ngay trong khuôn viên trường. Anh nghĩ rằng so với chương trình học 2 năm và làm 2 năm thường thấy ở các trường Hospitality khác, việc vừa học vừa làm như ở Stenden rất vừa sức đối với sinh viên và không bị quá nhàm chán.”
Anh V.L. Le (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Theo mình thấy vì đặc thù của ngành Hospitality nên trường rất chú trọng kinh nghiệm thực tế khi có cả khách sạn và nhà hàng ngay tại campus cho học sinh thực tập ngay từ năm đầu tiên. Thời gian học các môn lý thuyết chiếm phần lớn thời gian trong một năm học, nhưng chúng mình vẫn có cơ hội tiếp xúc với một môi trường thực tế qua trong khoảng thời gian làm việc tại các bộ phận khác nhau của trường.”
P.M.P (International Hospitality Management - NHL Stenden)
Trước khi học Hospitality, bạn có những lầm tưởng nào về ngành học không? Và sau một thời gian học tập, bạn đã nhận ra được những gì?
- “Trước khi học, mình nghĩ rằng một thái độ tích cực với khách hàng sẽ bù đắp được sự thiếu sót trong kỹ năng và kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau quá trình học tập và tích lũy kinh nghiệm làm việc, mình hiểu rằng thái độ tốt không thể quyết định tất cả. Khách hàng có thể hiểu được những lý do cá nhân của nhân viên, nhưng không đồng nghĩa với việc họ sẽ đồng cảm và bỏ qua những sự thiếu sót trong kỹ năng (giao tiếp, ngoại ngữ hay kiến thức về sản phẩm).” - P.M.P (International Hospitality Management - NHL Stenden)
Trong suốt quá trình học ngành Hospitality, phương pháp giảng dạy cũng như những trải nghiệm nào khiến bạn ấn tượng nhất?
- “Trong 1 học kỳ của năm 2, bọn chị được học tự quản lý 1 cái khách sạn luôn ý. Bọn chị sẽ phải tính toán tất cả mọi chi phí từ vận hàng, marketing (qua báo chí hay mạng xã hội, ngân sách), trả lương cho nhân viên thế nào, rồi cả về chi phí wastes của khách sạn. Bọn chị được cho một budget nhất định, sau đấy mỗi tháng chạy sẽ có thông báo phần nào chưa ổn (doanh thu, kế hoạch marketing, nhân sự..) để tự thay đổi và khắc phục. Nếu vẫn không cải thiện được thì khách sạn sẽ bị phá sản. Chị nghĩ đấy là môn học hay nhất của trường, vì gần như mình sẽ tưởng tượng được các General Manager sẽ phải tính toán chi li và tỉ mỉ như thế nào”
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Môn Problem Solving là một môn mới mẻ và thú vị nhất đối với mình. Môn học đòi hỏi tư duy phản biện cũng như khả năng trình bày ý kiến thuyết phục mọi người, điều mà mình còn rất nhiều thiếu sót. Giáo viên trong môn học này sẽ chỉ dự giờ, đưa ra nhận xét cuối giờ hoặc chỉ ra những hướng đi khác trong trường hợp discussion đi vào ngõ cụt. Điều này giúp sinh viên chủ động hơn và hoạt động sôi nổi hơn trong lớp; cùng với đó làm tăng cảm giác trách nhiệm vì mỗi session sẽ có một chairperson điều hành toàn bộ những gì diễn ra trong lớp.”
P.M.P (International Hospitality Management - NHL Stenden)
Học và làm việc trong ngành Hospitality, bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn, áp lực nào? Bạn đã vượt qua chúng như thế nào?
- “Trong quá trình thực tập, có rất nhiều nền văn hoá khác nhau ở trường chị, nên sẽ có rất nhiều bất đồng và mâu thuẫn. Vì vốn dĩ cách làm việc của mỗi cá nhân đã khác nhau rồi, đây mỗi cá nhân lại đến từ 1 bối cách văn hoá khác nhau, nên thời gian đầu sẽ rất khó khăn. Hospitality là tư duy về dịch vụ và cách chăm sóc customers và mỗi người sẽ một tư duy khác nhau ý, nên mỗi người sẽ có một cách làm việc khác nhau. Vì vậy, năm đầu sẽ khá khó khăn cho các bạn mới sang để quen dần.
Về cách khắc phục, chị nghĩ là chắc các bạn sẽ phải học cách thẳng thắn hơn thôi. Trong practice hay teamwork thì hãy cứ nói lên ý kiến của mình, cái gì không đúng, không vừa lòng thì luôn phải nói ra. Nếu có shock văn hoá thời gian đầu thì có thể tìm kiếm sự hỗ trợ từ các anh chị đi trước, tại mọi người ai cũng đã từng trải qua nên sẽ thông cảm và chia sẻ được những tips hay ho xD"
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Thật ra thì anh hơi xui khi đợt thực tập của anh lại rơi trúng vào đợt bùng dịch COVID-19 tại châu Âu vừa rồi nên cũng chưa có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ cùng các em. Tuy nhiên, nhìn chung, đối với một ngành phải chịu áp lực khá lớn và đòi hỏi rất nhiều sự nhiệt huyết và tính nhẫn nại, anh cũng đã thấy khá nhiều bạn sinh viên gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hiểu khách hàng, đặc biệt khi thực tập ở một đất nước mới, một nền văn hoá mới.”
Anh V.L. Le (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
Vẫn có một câu nói đùa rằng, những sinh viên theo học Hospitality sẽ phải “Làm dâu trăm họ"? Liệu suy nghĩ này có đúng không?
- “Đúng vậy đó huhu, mỗi khách mỗi tính, mỗi người có những mong muốn, yêu cầu riêng, nên lúc nào mình cũng phải khéo léo, biết khách cần gì muốn gì để offer cho đúng ý họ”
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Mình nghĩ là câu nói này luôn đúng trong ngành Hospitality. Sự hài lòng của khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong ngành. Tuy vậy, việc nhận được những phàn nàn hay chỉ trích là điều thường xuyên gặp phải vì 9 người thì 10 ý, vừa ý người A thì không vừa người B.”
P.M.P (International Hospitality Management - NHL Stenden)
Khi nói đến Hospitality, rất nhiều người chỉ nghĩ đến những dịch vụ chăm sóc khách hàng trực tiếp. Liệu điều này có đúng khi học Hospitality? Ngoài ra, bạn còn tiếp cận những chuyên ngành nào khác?
- “Có chứ. Vì một khách sạn thường sẽ được chia thành 2 mảng: front và back office. Front thì gồm có những công việc liên quan đến Food&Beverage, Front Office, ect.. Còn Back thì sẽ có bao gồm các mảng về Tài chính, Kế toán, Sales, Marketing, Design,... Ví dụ chị làm Front Office thì không chỉ liên quan đến chăm sóc khách hàng, dịch vụ, mà thỉnh thoảng sẽ phải upsell (thuyết phục) khách nữa. Ngoài ra, mỗi phòng ban sẽ có một Head of Departments (Trưởng phòng/ Trưởng ban) trực tiếp điều phối công việc trong ban, nên kỹ năng quản lý cũng rất quan trọng.”
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
- “Dịch vụ chăm sóc trực tiếp là điều quen thuộc của ngành đối với mọi người từ trước tới nay. Tuy vậy, trong thời đại số thì việc chăm sóc khách hàng qua các platform khác online là điều không thể thiếu. Mỗi công ty đều cần chú trọng đến mảng Reputation Management (Quản trị hình ảnh, danh tiếng), đặc biệt là trên các trang web review và booking online. Vì vậy vị trí Reputation Manager dần trở nên quan trọng trong hệ thống quản lý và các nhà hàng khách sạn hơn trong thời gian gần đây.”
P.M.P (International Hospitality Management - NHL Stenden)
Trải qua một thời gian gắn bó với ngành Hospitality, ngoài những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm liên quan, bạn còn học thêm được điều gì về bản thân mình không?
- “Chị nghĩ là chị học được cách bình tĩnh hơn rất nhiều cả trong công việc lẫn đời sống cá nhân. Trước khi làm ngành này thì tính chị khá nóng nảy, vội vàng, nhưng sau khi làm Hospitality thì chị phải học cách nhẫn nại hơn với khách hàng. Dù khách có bực mình, cáu gắt thế nào đi nữa thì mình luôn phải là người bình tĩnh hơn để trấn tĩnh khách và giải quyết mâu thuẫn. Một cái nữa là ngành này đúng như “làm dâu trăm họ” vậy đó. Chuyện cá nhân của chị có không tích cực vào những thời điểm nhất định, thì khi đi làm chị vẫn sẽ luôn phải mỉm cười và tích cực. Về lâu dài, thì chị học được cách không để cảm xúc của mình ảnh hưởng tới người khác và công việc.”
Chị T. T.H. (International Hospitality Management - Stenden Hotel Management School)
7. ENGINEERING
Hà Lan từ lâu đã nổi
danh là đất nước của khối ngành khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thiết kế. Vì
vậy, không ít du học sinh Việt Nam đã lựa chọn đất nước của những chiếc cối xay
gió làm điểm đến để thực hiện ước mơ theo đuổi đam mê về lĩnh vực này.
Engineering là một trong những khối ngành quan trọng nhất hiện tại khi công nghệ dần chiếm vị trí quan trọng hơn trong cuộc sống. Tuy ngành này mạnh về ứng dụng, nhưng các bạn hãy trang bị cho mình hệ thống lý thuyết thật vững chắc để áp dụng vào thực hành một cách hiệu quả nhất nhé!
Trong chương trình học của bạn, lý thuyết nền
hay kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn sẽ được chú trọng hơn?
- Lý thuyết cũng đóng
một vai trò khá lớn bởi những ngành Engineering này nền tảng của nó vẫn là khoa
học và kỹ thuật. Tuy nhiên, khác với những ngành Natural Science, ngành
Engineering đòi hỏi phải xử lý các vấn đề ở quy mô lớn, ứng dụng để giải quyết
các vấn đề thực tế nên kỹ năng thực hành là vô cùng quan trọng. Vì vậy nên theo
mình, kỹ năng thực hành cần được chú trọng nhất - Bạn H.S.L (Chemical Science
and Engineering - University of Twente)
Khi học một chuyên
ngành cụ thể, một engineer sẽ áp dụng các quy tắc, nguyên lý vào việc thiết kế,
phát triển vào một hệ thống nhất định. Do đó bên cạnh lý thuyết thì việc thực
hành cũng khá quan trọng. Ở các trường có dạy ngành Engineering thì đa số họ sẽ
chú trọng vào phần thực hành hơn là lý thuyết, nhưng không có nghĩa là lý
thuyết bị đặt nhẹ - Bạn N.T.Q (ICT Software Engineering, Fontys University of
Applied Sciences)
Khác với những ngành
Engineering khác, với ngành Computer Science, việc áp dụng các kỹ năng và kinh
nghiệm vào trong thực tiễn sẽ được chú trọng nhiều hơn. Việc bổ sung lý thuyết
sẽ giúp củng cố và mở rộng hơn cho kiến thức cũng như kỹ năng để thực hành -
Bạn H.P.H (Technical Computer Science - University of Twente)
Tuy khi làm việc trong
ngành Engineering, kỹ năng thực tiễn thường được chú trọng hơn nhưng bạn bắt
buộc phải nắm vững các lý thuyết nền, bởi hiểu rõ lý thuyết sẽ giúp bạn có nền
tảng để thực hành và lấy kinh nghiệm tốt hơn. Vậy nên, trong chương trình học
của mình, mình cảm thấy lý thuyết được chú trọng nhiều hơn là thực hành - Bạn
L.B.M (Inholland University of Applied Sciences)
=> Lý thuyết và
Thực hành là quan trọng như nhau, nhưng bạn cần phải nắm vững lý thuyết nền thì
mới có thể làm tốt phần thực hành.
Trước khi học Engineering, bạn có những lầm
tưởng nào về ngành học không? Và sau một thời gian học tập, bạn đã nhận ra được
những gì?
- Mình đã nghĩ là người
châu Á sẽ giỏi toán hơn, nhưng hoá ra các bạn Tây cũng rất giỏi và thông minh.
Vì vậy nên mình sẽ phải cố gắng hơn rất nhiều và không được chủ quan. Ngoài ra
thì mình thấy học trường Research khi tốt nghiệp sẽ chưa thể có việc luôn, mà
nên học thêm một khoá Master nữa thì khả năng được vào làm ở các công ty lớn
rất cao - Bạn P.Đ.M (Computer Science and Engineering - Eindhoven University of
Technology)
- Trước đây, mình từng
nghĩ ngành Engineering chỉ là giải quyết các vấn đề nhỏ của một lĩnh vực nào đó
ở quy mô lớn hơn (ví dụ mình học ngành Chemical Engineering trước đây mình chỉ
nghĩ ngành này chú trọng chủ yếu vào kiến thức về hoá học) nhưng sau một thời
gian học mình nhận ra Engineering là ngành liên quan trực tiếp đến các hoạt
động công nghiệp nên một phần quan trọng trong chương trình học các ngành
engineering là tập trung vào dây chuyền sản xuất nên dù các bạn chọn học ngành
Engineering nào cũng cần có kiến thức cơ bản về môn vật lý - Bạn H.S.L
(Chemical Science and Engineering - University of Twente)
- Trước khi vào học,
mình đã nghĩ rằng học kỹ thuật thì sẽ được đụng chạm các loại máy móc và thực
hành rất nhiều, cộng với việc thầy cô sẽ hướng dẫn từng li từng tí. Tuy nhiên,
sau khi vào học rồi thì mình lại phải làm bài tập lý thuyết khá là nhiều, nhiều
hơn cả các bài thực hành nữa - Bạn L.B.M (Inholland University of Applied
Sciences)
Trong suốt quá trình học ngành Engineering,
phương pháp giảng dạy cũng như những trải nghiệm nào khiến bạn ấn tượng nhất?
- Phương pháp giảng dạy
khiến mình ấn tượng nhất khi học ngành Chemical Engineering là được trực tiếp
làm việc trong lab, trực tiếp tìm hiểu về các máy móc được sử dụng trong công
nghiệp và được làm các projects, research về những vấn đề hoá học thực tế trong
công nghiệp (ví dụ như sản xuất bia, sữa,…) - Bạn H.S.L (Chemical Science and
Engineering - University of Twente)
- Trong suốt quá trình
học engineering mình ấn tượng nhất là tính thực tiễn của nó. Sau khi học
theories, người học sẽ được thực hành, áp dụng luôn ngay trên lớp những gì mình
học nhằm giúp học sinh biết cách vận dụng, vận hành vì thông thường lý thuyết
của engineering khá trừu tượng, nếu không practice sẽ rất là khó để hiểu rõ vấn
đề. Ngoài ra đối với các ngành đặc thù engineering related, người học còn được
thường xuyên vào lab để thực hành cũng như thí nghiệm khá thú vị - Bạn N.T.Q
(ICT Software Engineering, Fontys University of Applied Sciences)
- Trong quá trình học CS
cho đến hiện tại, điều mà mình cảm thấy ấn tượng nhất đối với ngành học này là
thời gian dành cho những buổi thực hành chiếm phần lớn trong toàn bộ Module,
ngoài ra mỗi tuần học đều có assignment khác nhau. Điều này sẽ giúp cho mình có
thêm nhiều thời gian để thực hành hơn cũng như để hiểu được nhiều mảng kiến
thức khác nhau của Module đó. Bạn H.P.H (Technical Computer Science -
University of Twente)
- Mình thì không có gì
ấn tượng lắm với phương pháp giảng dạy ở đây, bởi nó cũng giống như khi học các
môn Toán, Lý, Hoá ở cấp 3 tại Việt Nam. Tuy nhiên, mình cảm thấy khối lượng bài
tập rất nhiều, và có rất nhiều bài bạn sẽ phải tự làm và không thể tìm thấy
nguồn trợ giúp ở trên mạng. - Bạn L.B.M (Inholland University of Applied
Sciences)
Học và làm việc trong ngành Engineering, bạn
sẽ phải đối mặt với những khó khăn, áp lực nào? Bạn đã vượt qua chúng như thế
nào?
- Khó khăn lớn nhất khi
học ngành Engineering theo mình là lượng kiến thức được truyền đạt khá nhanh và
rộng cũng như dù bạn chọn học ngành engineering nào nó cũng đều yêu cầu kỹ năng
về lập trình, phân tích sai số…. Bởi vậy nên mới ban đầu mình có cảm giác
chương trình học rất nặng nhưng sau khi làm quen được và quản lý được thời gian
học thì mình cảm thấy khá cân bằng - Bạn H.S.L (Chemical Science and
Engineering - University of Twente)
- Khó khăn khi học và
làm việc của mình là ngành Engineering sẽ đòi hỏi kiến thức sâu và rộng, liên
quan đến nhiều ngành khác, đồng thời khối lượng bài tập/công việc/dự án lớn đòi
hỏi đầu tư nhiều thời gian học hỏi. Mình đã và đang tìm cách vượt qua khó khăn
này, điển hình là kỹ năng phân bổ, sắp xếp thời gian hợp lý để cân bằng trong
việc học/làm và cuộc sống cá nhân - Bạn T.Q.D (Former Computer Science
Engineering - Eindhoven University of Technology)
- Mình nghĩ khó khăn lớn
nhất đối với ngành Computer Science chính là lượng kiến thức rất lớn, bởi vì CS
là một ngành rộng và general, nên đòi hỏi mình phải dành nhiều thời gian để tự
học và tìm hiểu thêm về từng mảng kiến thức nhỏ khác nhau trong ngành - Bạn
N.T.Q (ICT Software Engineering, Fontys University of Applied Sciences)
- Khó khăn của mình là
khi giải bài tập thì sẽ khó để tìm nguồn trợ giúp trên mạng, bởi một là có quá
nhiều thông tin và mình không biết phải nghe theo hướng nào, hai là sẽ hoàn
toàn không có thông tin gì hết. Vì thế mình phải bỏ ra rất nhiều thời gian chỉ
để giải bài tập trên trường - Bạn L.B.M (Inholland University of Applied
Sciences)
- Vì mới bắt đầu học năm
nhất nên mình cảm thấy khối lượng kiến thức khá nhiều, và một kỳ học chỉ có 2
tháng rưỡi nên có khá ít thời gian để ôn luyện cho bài kiểm tra. Tuy nhiên,
mình thấy khá nhiều anh chị phải đối mặt với vấn đề đó, nhưng chỉ cần quen
khoảng 2-3 kỳ là kỹ năng quản lý thời gian sẽ tốt hơn rất nhiều - Bạn P.Đ.M
(Computer Science and Engineering - Eindhoven University of Technology)
Trải qua một thời gian gắn bó với ngành
Engineering, ngoài những kỹ năng chuyên môn và kinh nghiệm liên quan, bạn còn
học thêm được điều gì về bản thân mình không?
- Ngành học này đã giúp
mình phát triển bản thân rất nhiều bởi ngành Engineering bao quát rất nhiều
kiến thức của nhiều mảng khác nhau, ngoài những kiến thức chuyên môn, nó còn
giúp mình chủ động hơn trong việc research về những vấn đề trong thực tế, trong
công nghiệp cũng như phát triển hơn khả năng sáng tạo của mình, bởi vì suy cho
cùng mục tiêu ngành này hướng đến là tìm và tạo ra những sản phẩm mới, những
dây chuyền sản xuất mới hiệu quả hơn trong công nghiệp - Bạn H.S.L (Chemical
Science and Engineering - University of Twente)
- Bởi vì khối lượng kiến thức khá nặng nên nhiều khi mình rất hay nản lúc làm bài. Nhưng cũng vì vậy mà mình đã học được tính tự giác cao, khả năng tự mày mò và nghiên cứu kỹ càng hơn. Ngoài ra, mình còn có thể tự tìm ra những thú vui riêng cho bản thân khi cảm thấy nhàm chán, và cố gắng để thoát ra khỏi cái guồng quay của công việc - Bạn L.B.M (Inholland University of Applied Sciences)
Các bạn cần thông tin vui lòng liên hệ Hotline/Zalo 0908780560.
Nhận xét
Đăng nhận xét